CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ NƯỚC ION KIỀM
1/ NƯỚC ION KIỀM LÀ GÌ?:
- Nước ion kiềm là loại nước được tạo ra từ máy lọc nước kiềm với 3 đặc tính cơ bản như sau:
+ Nước có tính oxy hóa khử cao, làm chậm quá trình lão hóa giúp cơ thể luôn khỏe mạnh;
+Nước có tính kiềm mạnh giúp trung hòa axit dư trong cơ thể, phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật;
+Cấu trúc chuỗi phân tử nước siêu nhỏ, dễ dàng thẩm thấu qua màng ruột vào các tế bào giúp đào thải độc tố hơn.
2/ NƯỚC ION KIỀM ĐƯỢC TẠO RA BẰNG CÁCH NÀO?:
Nước máy sau khi đi qua hệ thống lọc thô loại bỏ các tạp chất, hóa chất, khử mùi, khử mầu, diệt khuẩn, và loại bỏ các kim loại nặng, sẽ được đưa vào buồn điện phân mang dòng điện một chiều trong máy lọc nước ion kiềm. Buồng điện phân gồm các thanh điện cực dương và các thanh điện cực âm. Tại điện cực âm (-) nước sẽ được lấy qua vòi riêng và nước này có tính kiềm chính là nước ion kiềm, nó có nhiều các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể như: ion Canxi ( Ca++), Ion Kali ( K+), Ion Natri ( Na+), Ion Magiê ( Mg2+), (OH-). Tại điện cực dương (+) có nhiều ion (SO4--), (Cl-), (CO3--), (NO3-) và (H+), nước được lấy ra bằng vòi riêng có tính axít dùng để rửa, vệ sinh.
3/ ĐỘ PH LÀ GÌ?:
pH là chỉ số đo độ hoạt động của ion hiđrô (H+) trong dung dịch, nó chính là vì độ axít hay bazơ của dung dịch đó, nó có thang đo từ 0 đến 14.
+ Khi pH = 7.0 là trung tính;
+ Khi pH < 7.0 là có tính axít, pH càng nhỏ thì tính axit càng mạnh;
+ pH > 7.0 là có tính kiềm, pH càng lớn thì tính kiềm càng cao.
4/ GỐC TỰ DO LÀ GÌ, QUÁ TRÌNH CƠ THỂ BỊ OXY HÓA DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?:
Bình thường các phân tử hoặc nguyên tử của cơ thể chúng ta ở trạng thái cân bằng. Trong quá trình trao đổi chất, do các tác nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể chúng ta có một số phân tử hoặc nguyên tử bị mất đi một điện tử ở lớp ngoài cùng (Electron) và được gọi là gốc tự do.
Do bị mất điện tử gốc tự do rất không ổn định và luôn có xu hướng chiến đoạt điện tử từ các cấu trúc lân cận, tạo ra hoàng loạt góc tự do mới theo phản ứng dây chuyền gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và ngay cả AND… Hậu quả là xuất hiện những biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào. Quá trình này gọi là quá trình oxy hóa cơ thể, dần dần sẽ dấn tới sự lão hóa và là nguồn gốc của mọi bệnh tật.
5/ NGUYÊN NHÂN GÂY RA GỐC TỰ DO VÀ QUÁ TRÌNH OXY HÓA CƠ THỂ:
Môi trường ô nhiễm, căng thẳng thần kinh (Stress), chất phụ gia trong thức ăn, các chất có hại trong mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia, thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường, lạm dụng thực phẩm… Là những tác nhân chính gây ra gốc tự do và quá trình oxy hóa cơ thể. Theo các nhà khoa học thì gốc tự do có thể là thủ phạm gây ra trên 60 bệnh, đáng kể nhất gồm có: Bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư, Alzheimer, Parkinson, đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường, cao huyết áp không rõ nguyên nhân, xơ gan…..
6/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA GỐC TỰ DO VÀ CHỐNG LẠI QUÁ TRÌNH OXY HÓA CƠ THỂ ?:
- Giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do và chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể bao gồm:
+ Gốc tự do không chỉ sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: Môi trường ô nhiễm, rượu bia, khói thuốc lá, dóa chất, chấn thương, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh – stress… Vì thế, cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này;
+ Chế độ ăn cần tránh những thực phẩm có thể làm tăng sinh gốc tự do như mỡ động vật, thực phẩm đóng hộp, … thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần phấn chấn, thoải mái cũng giúp hạn chế gốc tự do;
+ Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường các thảo dược, trái cây, và rau củ quả vì đây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống gốc tự do, giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu;
+ Nước ion kiềm có thể chống lại các gốc tự do trong cơ thể nhờ có chứa nhiều điện tử có điện tích âm (Electron). Cung cấp điện tử cho các gốc tự do là chất đang thiếu điện tử. Như vậy, sẽ trung hòa và vô hiệu hóa các gốc tự do trước khi chúng phá hoại các tế bào và AND. Vì vậy, cách chống oxy hóa nhanh nhất chính là uống nước ion kiềm giầu hyđro hoạt tính hàng ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, duy trì nét đẹp và kéo dài tuổi thanh xuân.
7/ CHỈ SỐ CHỐNG OXY HÓA ORP (OXYGEN REDUTION POTENTIAL) TRONG NƯỚC LÀ GÌ ?:
Chỉ số chống oxy hóa ORP trong nước là các điện tích cần thiết để làm giảm hoặc làm chậm quá trình oxy hóa cơ thể. Chỉ số ORP được thể hiện bằng đơn vị mV và đo đạc được bằng thiết bị kiểm tra ORP.
+ Nước sinh hoạt, nước uống đóng chai có chỉ số ORP trung bình khoảng từ +200mV cho đến +600mV.
+ Nước từ máy lọc nước ion kiềm có tính oxy hóa mạnh cho chỉ số ORP âm tối đa đến – 1000mV (Chỉ số âm bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc tính của nguồn nước đầu vào, số tấm điện cực của máy, kiểu điện cực, lưu lượng nước đầu ra…)
8/ NƯỚC TỪ MÁY LỌC ION KIỀM CÓ THỂ UỐNG ĐƯỢC TRỰC TIẾP HAY PHẢI ĐUN SÔI ?:
Nước máy đã lọc qua hệ thống lọc thô bên ngoài và hệ thống lọc tinh trong máy lọc nước ion kiềm có thể uống được trực tiếp mà không cần phải đun sôi để đảm bảo đặc tính về độ kiềm và chỉ số ORP.
9/ NƯỚC ION KIỀM ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỞNG ?:
Chỉ số chống oxy hóa ORP có trong nước ion kiềm sẽ mất đi trong vòng 24 tiếng sau khi tiếp xúc với không khí, độ pH của nước thì giữ được tối đa trong vòng 1 tuần.
10/ NƯỚC LẤY RA TỪ MÁY ION KIỀM PHẢI BẢO QUẢN NHƯ THẾ NÀO ?:
+ Nước lấy ra từ máy nước ion kiềm thì lý tưởng nhất là uống ngay từ vòi sau khi lấy nước. Trường hợp cần phải mang theo để sử dụng trong ngày thì nước ion kiềm nên được bảo quản trong chai hoặc bình tối mầu đặt ở chỗ tối có nắp đậy kín với gioăng cao su, tránh ánh sáng mặt trời tiếp xúc với nước ion kiềm. Nếu đựng nước trong chai đựng trong hoặc sáng mầu thì chỉ số chống oxy hóa ORP của nước sẽ mau chóng mất đi.
+./ Chai hoặc bình đựng nước ion kiềm tốt nhất là bằng vật liệu gốm, thủy tính hoặc bằng nhựa (Loại nhựa an toàn cho sức khỏe người sử dụng). Tuyệt đối không sử dụng bằng kim loại đặc biệt là bình bằng nhôm hoặc đồng do nước ion kiềm sẽ tác dụng với hai loại kim loại này.
11/ MỖI NGƯỜI LÊN UỐNG BAO NHIÊU NƯỚC ION KIỀM HÀNG NGÀY ?:
Để kiềm hóa và cân bằng lượng axit trong cơ thể, trung bình hàng ngày mỗi người lên uống từ 2 đến 3 lít nước kiềm (bao gồm cả nước uống và nước đưa vào cơ thể trong các bữa ăn hàng ngày).
12/ THỜI GIAN TỐT NHẤT ĐỂ UỐNG NƯỚC ION KIỀM LÀ LÚC NÀO TRONG NGÀY ?:
Tốt nhất là nên uống 1 ly nước ion kiềm có pha một chút nước ấm ngay khi mới bắt đầu ngủ dậy để giúp cho cơ thể đào thải độc tố tốt hơn sau một đêm. Tối thiểu 30 phút sau bạn hãy ăn sáng và cách 1,5h đến 2h nữa sau bữa sáng bạn hãy tiếp tục uống nước ion kiềm để đảm bảo không ảnh hưởng đến axít do dạ dầy tiết ra để tiêu hóa thức ăn. Tiếp tục uống nước ion kiềm theo công thức này suốt cả ngày (Tối thiểu 30 phút trước bữa ăn và 1,5 -> 2h sau bữa ăn).
13/ TRONG BỮA ĂN CÓ NÊN UỐNG NƯỚC ION KIỀM KHÔNG ?:
Không nên uống nước ion kiềm trong bữa ăn vì sẽ ảnh hưởng đến việc tiết axit của dạ dầy để tiêu hóa thức ăn. Uống nước ion kiềm là tối thiểu 30 phút trước bữa ăn và 1,5h -> 2h sau bữa ăn.
14/ CÓ NÊN DÙNG NƯỚC ION KIỀM ĐỂ UỐNG THUỐC ?:
Khi sử dụng thuốc tây, tốt nhất là nghiên cứu kỹ nội dung TƯƠNG TÁC THUỐC trong HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC để làm theo hoặc sử dụng nước trung tính có độ pH =7 lấy từ máy lọc nước ion kiềm. Trong khi dùng thuốc có thể tiếp tục sử dụng nước ion kiềm nhưng nên cách xa thời điểm uống thuốc khoảng 2h để đảm bảo khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
15/ NƯỚC ION KIỀM DÙNG ĐỂ RỬA HOẶC NGÂM RAU QUẢ CÓ ĐƯỢC KHÔNG ?:
Nước có pH > 10.0 có thể tẩy sạch tồn dư thuốc BVTV, phân bón qua lá và các bụi bẩn trên rau củ quả. Tốt nhất là ngâm rau củ quả bằng nước có pH = 3 - 4 sau đó ngâm và rửa sạch trong nước có pH > 10.0.
16/ TRẺ EM CÓ UỐNG ĐƯỢC NƯỚC ION KIỀM KHÔNG ?:
Trẻ em dưới 3 tuổi không nên uống nước ion kiềm mà chỉ nên uống nước trung tính pH = 7. Trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 12 tuổi chỉ nên uống nước kiềm ở mức 1 và mức 2.
17/ CƠ THỂ CÓ TRỞ NÊN QUÁ KIỀM KHI DÙNG NƯỚC ION KIỀM HÀNG NGÀY KHÔNG ?:
Câu trả lời là KHÔNG do cơ thể chúng ta ngày càng trở nên bị axit hóa do thức ăn đưa vào giầu tính axit cũng như những căng thẳng trong cuộc sống (Stress). Để duy trì sức khỏe tối ưu thì chúng ta nên duy trì một chế độ ăn cân bằng độ pH bao gồm nước và các loại thực phẩm có tính kiềm như trái cây và rau quả.
18/ LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CƠ THỂ BỊ MẤT CÂN BẰNG pH ?:
Một số dấu hiệu bên ngoài thể hiện cơ thể bị dư axit như sau: Phát ban không rõ nguyên nhân, mụn, quầng thâm dưới mắt, da bị nứt nẻ, móng tay dễ bị gẫy, thừa cân nặng. Các dấu hiệu khác bao gồm rối loạn tiêu hóa, căng thẳng, hay cáu giận, mẫn cảm với thực phẩm, dị ứng, nhiễm khuẩn tái phát, mệt mỏi và trầm cảm. Áp dụng chế độ ăn uống có tính kiềm nhờ thực phẩm giầu kiềm cùng với nước ion kiềm sẽ giúp cho cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể được hồi phục, giúp tăng cường sức đề kháng và chống bệnh tật.
19/ CÁC TÁC DỤNG PHỤ KHI BẮT ĐẦU UỐNG NƯỚC ION KIỀM LÀ GÌ ?:
Khi bắt đầu uống nước ion kiềm, trong những ngày đầu tiên tùy thuộc vào mức độ axit trong cơ thể bạn mà các biểu hiện sau có thể xuất hiện như: Đau đầu, mệt mỏi, lâm râm trong bụng, đau nhức cơ bắp, chảy nước mũi, các biểu hiện giống như cảm cúm khác. Ngoài ra da của bạn sẽ có mầu tối hơn, mùi khó chịu hơn, hoặc đánh trung tiện nhiều hơn. Tất cả các biểu hiện này đều hoàn toàn bình thường vì chúng liên quan trực tiếp đến giải độc cho cơ thể của bạn do nước ion kiềm đang thấm sâu hơn vào các mô cơ thể, đào thải các chất thải axit và chất độc đã tích tụ trong cơ thể bạn theo thời gian. Các tác dụng phụ này sẽ giảm dần khi cơ thể đã quen với nước ion kiềm và kéo dài từ 2 đến 3 ngày hoặc thâm chí 2 đến 3 tuần tùy theo mỗi cá nhận và mức độ giải độc cơ thể mà cơ thể cần phải trải qua.
20/ NÊN CHỌN ĐỘ pH NÀO KHI BẮT ĐẦU UỐNG NƯỚC ION KIỀM ?:
Khi mới bắt đầu uống nước ion kiềm, trong tuần đầu tiên nên để cơ thể làm quen dần dần bắt đầu từ cấp độ 1 (pH 8.5). Khi cơ thể đã quen thì từ tuần thứ 2 có thể chuyển lên cấp độ 2 (pH 9.0) và sau đó đến cấp độ 3 (pH 9.5) trong tuần thứ 3. Mức độ (pH 4 >10.0) không nên sử dụng làm nước uống hàng ngày do độ pH rất cao, mức độ này phù hợp cho nấu ăn hàng ngày. Những người đang bị bệnh, người già hoặc những người mà cơ thể có tính axit cao thì cần nhiều thời gian hơn để cơ thể thích ứng với từng cấp độ kiềm, do vậy nhữnh đối tượng này nên để thời gian là 2 tuần cho mỗi cấp độ pH.
21/ MÁY LỌC NƯỚC KIỀM KHÁC GÌ VỚI MÁY LỌC NƯỚC RO VÀ MÁY LỌC NƯỚC NANO?:
- Hiện nay, trên thị trường phổ biến có 2 loại máy lọc nước sử dụng công nghệ RO và công nghệ NANO, vậy máy lọc nước ion kiềm có gì khác biệt với 2 loại máy nêu trên?:
+ Máy lọc nước RO: Sử dụng màng lọc RO để lọc sạch các loại tạp chất, khử mùi vị, chất hóa học, vi khuẩn có trong nước. Công nghệ sử dụng màng lọc RO này cho ra nước sạch gần như nguyên chất do màng lọc RO lọc sạch hoàn toàn các khoáng chất kể cả có lợi và có hại có trong nước, điều này hoàn toàn không tốt cho cơ thể. Đó là lý do nhà sản xuất phải lắp thêm rất nhiều lỡi khác nhau sau màng lọc RO để bù khoáng chất đã mất đi trong quá trình lọc. Tuy nhiên, thực tế các lõi tạo khoáng đang bán ở Việt Nam đều là Made in China mà trong quá trình lắp đặt người bán đã thay bằng nhãn hàng Hàn Quốc hoặc liên doanh.
+ Máy lọc nước NANO: Sử dụng công nghệ của Nga với lõi lọc Aragon là vật liệu lọc tập hợp tất cả các ưu việt của vật liệu truyền thống với hiệu quả xử lý nước vượt trội như lọc bằng cơ học, lọc bằng hấp thụ, lọc bằng trao đổi ion và lọc khử khuẩn bằng bạc. Nước sau qua máy lọc bằng công nghệ nano đảm bảo được lọc sạch mà vẫn giữ nguyên được các khoảng chất cần thiết có lợi cho cơ thể.
+ Máy lọc nước kiềm nói chung: Máy tạo ra nước với đặc điểm là có tính kiềm mạnh, cấu trúc chuỗi phân tử nước siêu nhỏ và khả năng chống oxy hóa cao với yêu cầu là uống trực tiếp (Uống tươi) giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường sức khỏe.
22/ NƯỚC TỪ MÁY LỌC RO CÓ THỂ LÀM NƯỚC ĐẦU VÀO CHO MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM ĐƯỢC KHÔNG ?:
Câu trả lời là KHÔNG do công nghệ lọc RO đã lọc sạch hoàn toàn khoáng chất có trong nước. Do vậy nước này đi vào máy lọc nước ion kiềm không thể ion hóa và tạo ra nước kiềm được.
23/ NÊN MUA MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM LOẠI CÓ BAO NHIÊU TẤM ĐIỆN CỰC ?:
Hiện nay, có rất nhiều loại máy lọc nước ion kiềm được quảng cáo trên thị trường với số lượng điện cực khác nhau như: 2, 3, 5, 7 ,9, 11 tấm điện cực. Vậy người tiêu dùng nên chọn mua loại máy nào là phù hợp ?
Về nguyên tắc, máy càng có nhiều tấm điện cực thì khả năng tạo ra nước có độ kiềm càng cao, chỉ số oxy hóa (ORP) càng mạnh và như vậy giá thành càng đắt, đồng thời cũng tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Tuy nhiên, nguyên lý này cũng không hoàn toàn đúng do một số nguyên nhân sau:
+ Nước nguồn đầu vào có tính kiềm hay tính axit. Nếu nước nguồn vào có tính axit thì phải dùng máy có nhiều tấm điện cực hơn thì mới có khả năng tạo ra nước kiềm;
+ Kích thước tấm điện cực trong máy to hay nhỏ ? Tấm điện cực càng lớn thì khả năng cho ra nước có độ kiềm càng mạnh;
+ Lưu lượng nước đầu vào máy mạnh hay yếu ? Lưu lượng nước càng chậm thì khả năng tạo ra nước có độ kiềm càng cao;
+ Chỉ số TDS (Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan trong nước) của nước nguồn đầu vào càng cao thì nước qua máy lọc ion kiềm càng có tính kiềm mạnh hơn;
* Nhiều nhà sản xuất thường quảng cáo về chất lượng của loại máy có nhiều tấm điện cực như 9 hoặc 11 tâm nhưng lời khuyên là quí khách hàng nên đánh giá chất lượng máy thông qua chỉ số chống oxy hóa ORP máy tạo ra thực tế là bao nhiêu chứ không phải dựa trên số tấm điện cực mà nhà sản xuất quảng cáo. Ví dụ: Nếu máy có 11 tấm điện cực mà chỉ cho ra chỉ số ORP là -600mV trong khi một máy chỉ có 7 tấm điện cực nhưng cho ra chỉ số ORP là -800mV hoặc 900 mV thì đương nhiên là loại máy 7 tấm điện cực có chất lượng tốt hơn (Chưa kể máy có 11 tấm điện cực đắt tiền hơn nhiều và tiêu hao nhiều điện năng hơn trong quá trình sử dụng).
24 ./ CÓ BAO NHIÊU KIỂU ĐIỆN CỰC, ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG LOẠI LÀ GÌ ?:
Trong các máy lọc ion kiềm bán ra trên thị trường hiện nay có 3 kiểu điện cực chính như sau:
A./ Kiểu tấm phẳng:
+ Ưu điểm: Dễ chế tạo và sản xuất hàng loạt
+ Nhược điểm: Nặng, đắt tiền do tốn nhiều vật liệu, diện tích tiếp xúc lớn lên khoáng chất dễ bám lên bề mặt điện cực và rất khó làm sạch
B./ Kiểu mắt lưới:
+ Ưu điểm: Nhẹ, tốn ít vật liệu, giá thành hạ. Do diện tích tiếp xúc nhỏ nên khoáng chất rất khó bám lên bề mặt điện cực hai bên, ngoài ra khả năng khoáng chất bám được lên tiết diện bên trong của mắt lưới cũng rất thấp
+ Nhược điểm: Khó chế tạo
C./ Kiểu rãnh:
+ Ưu điểm: Dễ chế tạo và sản xuất hàng loạt
+ Nhược điểm: Vấn tốn nhiều vật liệu hơn so với kiểu mắt lưới, diện tích tiếp xúc ở các khu vực không có khe rãnh vẫn lớn nên khoáng chất dễ bám lên bề mặt điện cực ở khu vực này.
25./ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC LÀM SẠCH ĐIỆN CỰC TRONG MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM:
Trong quá trình sử dụng ở điện cực âm (-) sẽ lấy ra nước ion kiềm là nơi tập trung các ion canxi (Ca++), ion Kali (K+), ion Natri ( Na+), ion magie (Mg++), Nếu điện cực âm (-) không được làm sạch thường xuyên, các khoáng chất bám lên bề mặt điện cực trong quá trình sử dụng theo thời gian sẽ làm giảm chất lượng nước ion kiềm ở đầu ra mà cụ thể ở đây là độ pH và chỉ số chống oxy hóa ORP.
Điện cực luôn sạch là yêu cẩu bắt buộc đối với bất kỳ máy lọc nước ion kiềm nào, giúp đảm bảo chất lượng nước, kéo dài tuổi thọ của máy và điện cực, tiết kiệm điện và chi phí đầu tư ban đầu.
26./ CÓ MẤY PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH ĐIỆN CỰC TRONG MÁY LỌC NƯỚC KIỀM ION:
Hiện nay các loại máy lọc nước kiềm trên thị trường sử dụng 2 công nghệ làm sạch phổ biến như sau:
* Sử dụng hóa chất làm sạch điện cực:
Công nghệ phải được thực hiện thường xuyên theo chu kỳ làm sạch do nhà sản xuất khuyến nghị. Nhược điểm là mất nhiều thời gian, người dùng dễ quên và không thuận tiện trong quá trình sử dụng, khách hàng phải tốn chi phí mua hóa chất làm sạch.
27./ ĐIỆN CỰC TRONG MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM ĐƯỢC LÀM SẠCH THEO CÔNG NGHỆ NÀO ?:
Công nghệ làm sạch điện cực tự động độc quyền DARC ( Double Automatic Reverse Cleaning ) của máy lọc nước ion kiềm có đặc điểm như sau:
+ Điện cực kiểu mắt lưới giúp giảm tối đa lượng khoáng chất bám lên bề mặt điện cực cũng như tiết kiệm điện;
+ Kết hợp hệ thống van đảo chiều với công nghệ đảo chiều liên tục điện cực mỗi 20 giây một lần trong quá trình máy hoạt động giúp cho các khoáng chất không thể bám liên tục lên điện cực, đảm bảo điện cực được làm sạch tuyệt đối, giữ được chất lượng nước đầu ra trong quá trình sử dụng, giúp gia tăng tuổi thọ tấm điện cực và máy. Công nghệ này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ (US Patent NO: 6,951,225,B2).
28./ CÓ MẤY KIỂU BỘ ĐỔI NGUỒN DÙNG TRONG MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM ?:
Bộ phận quan trọng thứ 2 sau điện cực trong máy lọc nước ion kiềm là bộ đổi nguồn và là bộ phận quyết định tới độ bền của máy. Hiện nay, trong các loại máy lọc nước ion kiềm trên thị trường, phổ biến có 2 kiểu bộ đổi nguồn như sau:
+ Bộ đổi nguồn kiểu chuyển mạch (SMPS): Là bộ đổi nguồn mạch điện tử với ưu điểm là nhỏ gọn, hiệu suất cao, hay dùng trong các máy lọc nước ion kiềm loại đắt tiền.
+ Bộ đổi nguồn kiểu biến áp (Transformer): Là bộ đổi nguồn kiểu truyền thống dùng biến thế, chỉnh lưu, lọc…. có kích thước lớn, nặng, hiệu suất thấp, độ bền thấp, phát sinh nhiều nhiệt trong quá trình hoạt động. Bộ đổi nguồn kiểu này thường dùng trong các máy lọc nước ion kiềm loại rẻ tiền.
29./ NÊN LỰA CHỌN LOẠI MÁY CÓ MỘT HAY HAI LÕI LỌC TINH SẮP SẴN BÊN TRONG MÁY ?:
Các dòng máy lọc nước ion kiềm bán ra trên thị trường hiện nay phổ biến đều được lắp đặt sẵn bên trong máy 1 hoặc 2 lõi lọc tinh. Một số nhà sản xuất thường quảng cáo là loại 2 lõi lọc tinh sẽ cho chất lượng nước tốt hơn so với loại một lõi lọc tinh:
+ Đối với lõi lọc tinh lắp đặt bên trong máy, người ta dùng chủ yếu một trong hai loại là lõi than hoạt tính hoặc lõi sợi màng rỗng (UF).
+ Cả hai loại lõi lọc này đều được cung cấp bởi nhà sản xuất ra máy lọc nước ion kiềm
+ Dù là loại một hay hai lõi lọc tinh thì các máy này chỉ thích hợp để kết nối trực tiếp vào nguồn nước sinh hoạt ở những nước có tiêu chuẩn về chất lượng nước rất cao (Có thể uống được trực tiếp từ vòi ). Như Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc, Singapore……
+ Ở Việt Nam, do chất lượng nước sinh hoạt chưa tốt nên các loại máy lọc nước ion kiềm khi lắp đặt đều phải có bộ lọc thô bên ngoài nhằm mục đích lọc sạch các tạp chất có trong nước trước khi đi vào lõi lọc tinh bên trong máy. Điều này giúp bảo vệ chất lượng nước đầu ra cũng như duy trì được tuổi thọ của máy.
- Với các phân tích nêu trên, chúng ta có thể thấy chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sử dụng loại máy có 2 lõi lọc tinh sẽ đắt hơn so với loại có 1 lõi lọc tinh do phải thay thế định kỳ đồng thời cả 2 lõi. Ngoài ra khi lắp đặt máy lọc nước ion kiềm tại Việt Nam thì loại 1 hoặc 2 lõi lọc tinh đều cần phải có bộ lọc thô bên ngoài, như vậy rõ ràng việc lựa chọn loại máy có 1 hoặc 2 lõi lọc tinh là kinh tế hơn mà vẫn bảo đảm được chất lượng nước đầu ra từ máy ion kiềm nhờ bộ lọc thô bên ngoài.
30./ TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIÁ MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM CÓ CHẤT LƯỢNG TỐT LÀ GÌ ?:
Với người mua, việc tìm hiểu và đánh giá loại máy lọc nước ion kiềm nào là loại có chất lượng tốt tương ứng với khoản đầu tư bỏ ra thật không đơn giản. Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp, khách hàng nên kiểm tra một số thông tin sau trước khu quyết định mua:
+ Máy được sản xuất từ quốc gia nào ?: Nên mua máy được sản xuất từ: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc hoặc Đài Loàn vì đây là những quốc gia mà các hãng chế tạo đã có kinh nghiệm lâu năm sản xuất máy lọc nước ion kiềm;
+ Máy có bao nhiêu tâm điện cực ?: Máy tốt thì thông thường phải có tối thiểu 5 tấm điện cực trở nên. Tuy nhiên, máy tốt không phải đánh giá ở số lượng tấm điện cực mà là ở chỉ số ORP thực tế do máy tạo ra.
+ Điện cực được làm sạch bằng công nghệ gì ?: Làm sạch điện cực tự động trong quá trình máy hoạt động là công nghệ tốt nhất hiện nay.
+ Máy dùng bộ đổi nguồn kiểu chuyển mạch (SMPS) hay bộ đổi nguồn kiểu biến áp (Transformer)?:
Đổi nguồn kiểu chuyển mạch (SMPS) có chất lượng và độ bền cao hơn bộ đổi nguồn kiểu biến áp (Transformer).
+ Chỉ số chống oxy hóa ORP đo được có cao hay không (chỉ số âm nhiều hay không) ?:
Chỉ số này càng cao (Chỉ số âm càng nhiều ) thì máy hoạt động càng tốt.
+ Nên yêu cầu người bán đo thử chỉ số chống oxy hóa (ORP) để đánh giá được chất lượng của máy.
Ở mức kiềm tối đa uống được ( pH = 9.5) máy có chỉ số ORP càng cao thì máy đó có chất lượng càng tốt.
+ Tiêu chí quan trọng nhất so sánh chất lượng 2 máy là chỉ số ORP do máy tạo ra chứ không phải là số tấm điện cực:
Với nước đầu ra lấy từ 2 máy ở cùng 1 nguồn nước đầu vào, cùng 1 mức kiềm (pH), máy nào cho chỉ số chống oxy hóa ORP tốt hơn (Chỉ số âm nhiều hơn) thì máy đó có chất lượng tốt hơn.
31./ SỰ KHÁC NHAU GIỮA MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM VÀ BÌNH TẠO ION KIỀM?:
+./ Máy lọc nước ion kiềm tạo ra nước kiềm nhờ phản ứng điện phân dùng dòng điện một chiều với tấm điện cực làm bằng Titan phủ Platin rất an toàn cho cơ thể. Nước lấy ra từ máy cho độ kiềm hóa mạnh với nhiều mức lựa chọn độ kiệm khác nhau cùng với chỉ số chống oxy hóa ORP cao (Máy nước ion kiềm có thể cho chỉ số chống oxy hóa ORP lên đến -1000mV).
+./ Bình tạo nước ion kiềm sử dụng khoáng chất để tạo ra nước kiềm. Ngoài ưu điểm về giá thành, bình tạo nước ion kiềm bộc lộ 1 loạt các hạn chế như sau:
- Do sử dụng khoáng chất để tạo độ kiềm nên nước ion kiềm được tạo ra không nhiều lựa chọn về mức độ kiềm tính và chỉ số chống oxy hóa ORP.
- Chỉ số chống oxy hóa ORP không mạnh bằng nước được tạo ra từ máy lọc nước kiềm.
- Độ kiềm tính và chỉ số ORP được tạo ra có chất lượng không ổn định như máy lọc nước ion kiềm do bình sử dụng càng lâu, các khoáng chất hao mòn dần thì các chỉ số này ngày càng kém đi./.
04-06-2020